Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo

Văn khấn ban tam bảo tại chùa cho các tín đồ, Phật tử

Văn khấn ban tam bảo tại chùa cho các tín đồ, Phật tử

15/08/2020 09:08:08 | 906 lượt xem

Theo phong tục tập quán người Việt, văn hóa đi chùa được lưu truyền hàng tháng, hàng năm với mong muốn cầu an, cầu tài, cầu lộc. Cùng ngaytotxau.net tìm hiểu văn khấn ban tam bảo tại chùa cho các tín đồ, Phật tử nhé.

Ý nghĩa văn khấn tam bảo

Theo cắt nghĩa của người xưa, Tam bảo tức là “ba ngôi báu”, bao gồm: Phật, Pháp và Tăng. Phật là “ngôi báu thứ nhất”, hay còn gọi là Phật bảo, là đấng giác ngộ đầu tiên. Chính người đã tìm ra chân lý, khởi nguồn của sự an nhiên và phương pháp tu tập để hướng đến sự giải thoát, làm giảm đi và tiêu trừ những khổ đau vốn có trong cuộc đời này. Pháp là “ngôi báu thứ hai”, được hiểu là phương pháp tu tập do theo lời truyền dạy của Phật. Tăng là “ngôi báu thứ ba”, là dùng để chỉ các vị chư tăng. Họ là những người chấp nhận rời xa cuộc sống trần tục, rời bỏ gia đình để dành trọn cuộc đời thực hành theo giáo pháp của đức Phật, hướng đến sự giải thoát, giác ngộ và thuyết pháp

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, vào những ngày rằm, mồng một, ngày lễ Phật giáo, Tết nguyên đán (tính theo lịch âm), hoặc những ngày gia đình có việc hệ trọng, người dân Việt thường tìm đến những ngôi chùa gần nhà để lễ Phật, thành tâm cầu khấn hồng ân chư Phật, chư đại Bồ Tát, Hiền Thánh Tăng gia hộ cho bản thân và gia đình được bình an, may mắn, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hoà thuận, mọi sự được bình an, chúng sinh an lạc,… Tuy nhiên, việc sắm lễ vật để đi lễ chùa, người đi lễ cần phải biết những quy định căn bản của nhà chùa và nhất nhất tuân thủ theo nó.

Lưu ý khi đến dâng hương, lễ Phật tại chùa

Lưu ý khi đến dâng hương tại các chùa, quý tín đồ, Phật tử chỉ được sắm các lễ chay bao gồm: Hương nhang, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè,… Tuyệt đối không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả,…

Nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu thì có thể sắm các lễ mặn. Tuy nhiên, quý tín đồ chỉ được phép dâng ở ban đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Chỉ được phép đặt lễ chay, tịnh trên hương án của chính điện. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: Gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông. Ngày chính là vị thần cai quản, bảo hộ toàn bộ công việc của một ngôi chùa.

Tín đồ không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật trong khu vực chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ có thể đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát tiền vàng, mã. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

Hoa tươi lễ Phật nên chọn là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,… tuyệt đối không nên sử dụng tạp hoa, hoa dại để lễ,…

Văn khấn ban tam bảo tại chùa cho các tín đồ, Phật tử

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ………. tháng ………. năm ……….

Đệ tử con là: ……………………………………

Ngụ tại: ………………………………………………

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được …………………(công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Cẩn nguyện.

TỬ VI HÀNG NGÀY

Ngày xem (Dương lịch):

Năm sinh (Âm lịch):

- Ngày 14-09-2024 dương lịch với tuổi của bạn sinh năm 1981

Tuổi Tân Dậu thuộc Thạch Lựu Mộc. Căn Tân Kim đồng hành Chi Dậu Kim.

Nên: Thực hiện điều dự tính, thay đổi phương hướng, đi xa, di chuyển, dời chỗ, trả nợ đáo hạn, nhờ quý nhân giúp đỡ, khéo léo trong cách giải quyết công việc, nhóm họp bàn bạc, nhẫn nại trong sự giao thiệp, chỉnh đốn nhà Kỵa, tu bổ đồ đạc.

Kỵ: Thưa kiện, tranh cãi, tranh luận, xin nghỉ ngắn hạn, trễ hẹn, dời hẹn, ký kết hợp tác, trì hoãn công việc, thờ ơ bỏ lỡ cơ hội.

Kết Luận: Không nên chần chừ hãy tự quyết định di chuyển, thay đổi hoặc ra đi. Nên thực hiện những gì đã có dự tính hoặc thỏa thuận, hẹn hò ở quá khứ và nên đúng hẹn. Ngày có sự gặp gỡ hẹn hò, tiệc tùng, có tài lộc, lộc ăn, quà tặng, mua sắm, và mình cũng có hao tốn chút ít về chuyện này.

 
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo