Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo

Văn khấn mẫu liễu hạnh và thần tích 3 lần giáng thế của bà

Văn khấn mẫu liễu hạnh và thần tích 3 lần giáng thế của bà

15/08/2020 10:08:57 | 1052 lượt xem

Trong tín ngưỡng đạo mẫu Việt Nam, mẫu Liễu Hạnh là một trong những vị thần quan trọng. Bà là một trong 4 vị tứ bất tử được nhân gian coi trọng mà kính nể. Cùng ngaytotxau.net tìm hiểu kỹ hơn về bà và văn khấn mẫu Liễu hạnh qua bài viết sau đây nhé.

Thần tích Mẫu Liễu Hạnh

Ttrong tín ngưỡng tâm linh của Việt Nam Mẫu Liễu Hạnh được xem là vị thần tôn quý bậc nhất. Bà có tên gọi khác là Bà Chúa Liễu Hạnh. Bà vốn chính là một vị bốn thánh thần trong tứ Thánh, là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Bà đã trải qua ba lần độ thế giáng trần, giúp đỡ vua chúa Việt Nam đánh bại giặc ngoại xâm từ thời phong kiến. Nhờ đó bà đã được các triều đại phong làm Mẫu nghi thiên hạ hay còn được gọi là mẹ của muôn dân. Cuối đời, bà chọn quy y cứa Phật.

3 lần giáng sinh của Mẫu Liễu Hạnh

Lần giáng sinh thứ nhất của Mẫu Liễu Hạnh

Lần giáng trần đầu tiên của Mẫu Liễu Hạnh vào năm Thiệu Bình 1434. Bà giáng thế vào nhà họ Phạm ở Yên Đồng huyện Ý Yên , tỉnh Nam Định. Bà có tên Phạm Tiên Nga và hưởng dương 40 tuổi.

Ngay sau khi bà mất, nhân dân xã La Ngạn, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng đã lập đền thờ trên nền nhà cũ, gọi là Phủ Đại La Tiên Từ, Đồng thời quê mẹ của Người là xã Vỉ Nhuế cũng lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của bà, gọi là Phủ Quảng Cung.

Lần giáng sinh thứ 2 của Mẫu Liễu Hạnh

Vì thương nhớ cha mẹ và que hương ở cõi trần, bà đã sin vua cha cho giáng trần lần 2 vào năm Đinh Tỵ (1557). Lần này, bà giáng sinh làm con ông Lê Thái Công và bà Trần Thị Phúc tại thôn An Hải, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản, hạt Sơn Nam Hạ (nay là Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định, cách quê cũ khoảng 7 km). Do ông Lê Thái Công nhìn mặt con, thấy nàng có tương mạo giống với nàng tiên nữ bê chum rượu đứng bên cạnh Ngọc Hoàng mà ông mơ trước đó nên đặt tên cho con là Lê Giáng Tiên.

Lần này, Bà kết duyên với ông Trần Đào Lang hạ sinh được một người con trai, tên là Nhân, một người con gái tên là Hoà. Bà mất đúng ngày giữa lúc gia đình đang vui vẻ, đầm ấm. Bà mất ngày 3 tháng 3 năm Đinh Sửu, thời Lê Gia Thái thứ 5 (1577). Năm ấy, Bà mới 21 tuổi, tuyệt nhiên không bệnh tật gì. Lăng mộ và đền thờ ở Phủ Dầy, thôn Thiên Hương – Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định.

Lần giáng sinh thứ 3 của Mẫu Liễu Hạnh

Lần thứ ba bạn lại xin giáng trần vào một gia đình họ Hoàng tại làng Tây Mỗ, Hà Thái, Hà Trung, Thanh Hóa để tái hợp cùng Mai Thanh Lâm (còn gọi là Mai Sinh). Ông chính là kiếp sau của Trần Đào Lang được hơn một năm thì mãn hạn hồi tiên. Tên bà lúc đó là Hoàng Thị Trinh. Năm 18 tuổi bà kết duyên, đến năm 19 tuổi thì về trời. Vợ chồng bà có một con trai tên là Thanh Cổn. Thanh Cổn sau này được thờ tại Đèo Ngang và có tên là Cậu bé Đồi Ngang.

Văn khấn mẫu liễu hạnh đầy đủ chuẩn xác nhất

“Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Hương tử chúng con thành tâm kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.

Kính lạy: ………………………..

– Đức Cửu Trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

– Đức Thiên Tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu.

– Đức Đệ Nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

– Đức Đệ Tam Thủy Phủ, Nữ Lân Công Chúa.

– Đức Đệ Tứ Khâm Sai Thánh mẫu, Tứ Vị Chầu bà, năm tòa Quan Lớn, mười dinh các Quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, Ngũ Hổ Đại Tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Tín chủ con là: ………………………..

Cùng gia quyến, ngụ tại: ………………………..

Hôm nay tại cửa Mẫu Phủ Dầy, tín chủ con là ……….. lòng thành thắp nén hương thơm khấu đài vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài Lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì, bốn mùa không hạn ách nào xâm phạm, tám tiết có điều lành tiếp ứng. Cháu con được chữ bình an, học hành chăm chỉ có tài có chí nên danh nên phận, gia đạo hưng vượng. Cầu xin Thánh Mẫu, gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, cả năm của cải xung chu, ăn mặc không thiếu, tai tinh có chiếu, chế biến trừ cho, mọi sự không lo, cả nhà vui vẻ, ơn nhờ đức huệ.

Cúi mong ơn đức cao dầy, thương xót phù trì bảo hộ. lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng lượng cả soi xét, xin Thánh Mẫu chứng giám.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)”.

Xem thêm bài viết: BÀI VĂN KHẤN CÚNG GIAO THỪA TRONG NHÀ VÀ NGOÀI TRỜI ĐẦY ĐỦ NHẤT.

TỬ VI HÀNG NGÀY

Ngày xem (Dương lịch):

Năm sinh (Âm lịch):

- Ngày 19-04-2024 dương lịch với tuổi của bạn sinh năm 1981

Tuổi Tân Dậu thuộc Thạch Lựu Mộc. Căn Tân Kim đồng hành Chi Dậu Kim.

Nên: Cẩn thận đề phòng bất trắc, nhẫn nại đợi thời cơ, nhờ quý nhân giúp đỡ, khéo léo trong cách giải quyết công việc, chờ đợi tin tức khác, chỉnh đốn hồ sơ, sắp xếp lại công việc, làm phước, chữa bệnh.

Kỵ: Đi xa, di chuyển, đi lại, dời chỗ, thưa kiện, tranh cãi, tranh luận, khai trương, xuất hành, ký kết hợp tác, khởi công, cầu hôn, cưới gả, mưu sự hôn nhân, mong cầu về tài lộc.

Kết Luận: Có sự dọn dẹp, tu bổ, sửa chữa. Ngày có nhiều việc xảy ra phải lo âu. Tài lộc tuy có nhưng hao tài về giao thiệp, mua sắm. Sức khỏe không tốt. Có tin buồn ở xa. Làm việc gì cũng không nên có tính dây dưa sẽ không tốt, không có lợi. Có sự hư hại cần phải tu bổ, sửa chữa, mua sắm.

 
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo